-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nguyễn Đông
08/09/2022
Sơn tĩnh điện là gì, đây là thắc mắc của không ít người. Phun sơn tĩnh điện xuất hiện từ năm 1950 và được TS.Erwin Gemmer phát minh. Đây là một trong các công nghệ tiên tiến và hiện đại hiện nay được nhiều lĩnh vực sử dụng. Mời bạn đến với bài viết dưới đây của SENTO để cùng tìm hiểu rõ hơn về chủ để này.
Công nghệ phun sơn tĩnh điện là gì?
Công nghệ sơn tĩnh điện là phương pháp phủ lớp chất dẻo lên trên bề mặt các chi tiết cần thực hiện che phủ. Đây là công nghệ sử dụng để tạo lớp sơn hoàn thiện cứng hơn so với các loại sơn thông thường. Công nghệ này được ứng dụng để phủ kim loại như thiết bị gia dụng, nhôm định hình, bộ phận xe máy, xe ô tô, xe đạp.
Thành phần sơn tĩnh điện
- Hợp chất polymer hữu cơ ,
- Curatives,
- Chất làm đều màu,
- Bột màu và các chất phụ gia khác
Các thành phần này sẽ trộn lẫn lại với nhau, được làm nóng chảy tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Cuối cùng hỗn hợp đó được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn là bột sơn tĩnh điện.
Phân loại sơn tĩnh điện
Phương pháp sơn tĩnh điện được phân chia theo tính chất bao gồm 2 loại là sơn tĩnh điện khô và ướt. Cụ thể:
- Sơn tĩnh điện khô sử dụng bột tĩnh điện để tạo sơn cho sắt, thép, inox
- Sơn tĩnh điện ướt sử dụng dung môi để tạo sơn cho nhựa, kim loại, gỗ.
Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thường
Những đặc điểm cơ bản khác nhau giữa sơn tĩnh điện và sơn thường như sau:
Yếu tố | Sơn tĩnh điện | Sơn thường |
Chi phí | Quy trình hiệu quả, tiết kiệm chi phí không phát sinh phí nhân công và vật liệu | Quy trình kém hiệu quả hơn, phải chi trả chi phí để xử lý phần sơn thừa |
Sự an toàn | Người thi công sử dụng trang phục bảo hộ và súng phun sơn nên không tiếp xúc trực tiếp với sơn | Người thi công sử dụng cọ hoặc chổi khi sơn nên rất dễ bị dính màu sơn. |
Thân thiện môi trường | Không chứa hợp chất hữu cơ, không chứa dung môi rất thân thiện môi trường | Chứa hàm lượng dung môi lớn nên gây ô nhiễm môi trường |
Tính hiệu quả | Lớp phủ có độ phủ đều, dày và cứng | Lớp phủ mỏng và không đều màu |
Màu sắc | Màu sắc chuẩn, đẹp, không bị phải theo thời gian | Màu sắc rất dễ bị phai theo thời gian |
Độ bền | Lớp phủ liên kết chặt chẽ nên khó bị bong tróc, trầy xước. Độ bền sơn tĩnh điện cao | Lớp sơn dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường, dễ bị bong tróc |
Nguyên lý sơn tĩnh điện
Nguyên lý sơn tĩnh điện như thế nào - Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Công nghệ sơn tĩnh điện hoạt động dựa vào nguyên lý sử dụng súng phun để tạo ra lớp phủ trên bề mặt vật liệu.
Sau khi phun lớp phủ đã được tích điện lên bề mặt vật liệu sẽ được đem đi nung nóng. Lúc này, bột sơn chảy ra và bám vào lớp bề mặt vật liệu để tạo nên liên kết bền vững.
Để đảm bảo quy trình sơn tĩnh điện đạt hiệu quả thì doanh nghiệp cần đầu tư buồng phun sơn, thu hồi sơn, buồng hấp sấy, máy nén khí, máy tách ẩm và bồn hóa chất.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện phù hợp sử dụng cho các loại vật liệu kim loại, thiết bị máy móc công nghiệp. Cụ thể có thể kế đến các ứng dụng của sơn tĩnh điện như sau:
- Sơn kệ sắt thép mạ kẽm, hàng rào mạ kẽm, sơn khung cửa sắt, cổng nhôm
- Sử dụng trong ngành công nghệ ô tô, xe máy như khung xe, nắp capo, mâm xe, bộ tản nhiệt, bộ lọc ...
- Ứng dụng trong các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, vỏ máy giặt, vỏ cục nóng máy lạnh, máy điều hòa không khí, máy nước nóng…
- Lĩnh vực kiến trúc, trang trí nhà cửa như cửa ra vào, đồ nội thất, tủ hồ sơ, tủ locker, lan can, biển báo, hàng rào…
- Các sản phẩm hàng ngày như thiết bị chiếu sáng, bộ phận điện, máy kéo, thiết bị nông nghiệp, xe trượt tuyết, xe đạp…
Ưu điểm sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện là gì? Ưu điểm của sơn tĩnh điện là gì? Đây là công nghệ được ứng dụng rộng rãi hiện nay bởi có nhiều ưu điểm như sau:
-
Về mặt kinh tế
Sơn tĩnh điện có lợi ích cao về mặt kinh tế bởi hầu hết sơn được sử dụng triệt để, bột sơn dư thừa được tái chế sử dụng. Đặc biệt, chúng ta dễ dàng làm sạch các khu vực phun sơn tĩnh điện không đạt yêu cầu và không cần sơn lót. Hơn nữa, giá thành sản phẩm sử dụng sơn tĩnh điện cũng rẻ hơn nhiều vật liệu sơn khác.
-
Đặc tính sử dụng
Quy trình sơn tĩnh điện có thể được thực hiện tự động hóa 1 cách dễ dàng bằng hệ súng phun sơn tự động. Hơn nữa, chúng ta dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người.
-
Chất lượng
Tuổi thọ thành phẩm sơn tĩnh điện khá cao. Lớp phủ sơn tĩnh điện khó bị ăn mòn bởi các yếu tố hóa chất, hóa học, điều kiện thời tiết.
-
Bảo vệ sản phẩm
Sơn tĩnh điện khi đóng rắn tạo thành lớp bảo vệ cứng hơn so với các loại sơn khác. Do đó, lớp sơn tĩnh điện giúp bảo vệ sản phẩm được lâu dài hơn, tránh các tác động ngoại cảnh.
- Độ an toàn cao
Sơn tĩnh điện là gì? Sơn tĩnh điện không sử dụng dung môi, hợp chất hữu cơ nên có độ an toàn cao và thân thiện môi trường. Chất thải sơn tĩnh điện có thể xử lý trong bãi rác nên không gây nguy hại môi trường.
Nhược điểm sơn tĩnh điện
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì sơn tĩnh điện cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể các nhược điểm của dòng sơn tĩnh điện như sau:
- Tốn chi phí mua sắm trang thiết bị
Phun sơn tĩnh điện cần có súng phun, bộ nguồn nén khí, lò sấy khô, nguồn điện lớn … Do vậy chi phí đầu tư ban đầu khi mua sắm trang thiết bị để sơn tĩnh điện khá cao.
- Chi phí đào tạo nhân lực
Ngoài ra, công nhân thực hiện công nghệ sơn tĩnh điện phải có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ quy trình phun sơn. Do vậy, doanh nghiệp cần phải tốn chi phí đào tạo và thuê nhân công thực hiện công việc.
Quy trình sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là gì? Quy trình sơn tĩnh điện như thế nào? Công nghệ sơn tĩnh điện không quá phức tạp nhưng đòi hỏi đảm bảo tuân thủ đúng quy trình dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 1: Xác định vị trí và vật dụng cần sơn
Đầu tiên chúng ta cần xác định vị trí các vật dụng cần sơn tĩnh điện. Sau đó chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho quá trình sơn tĩnh điện.
Bước 2: Xử lý, vệ sinh bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Tiếp theo, bạn cần xử lý bề mặt sơn để đảm bảo bột sơn có độ bám dính tốt và lên màu đẹp, chắc chắn hơn. Các tạp chất trên bề mặt vật liệu như gỉ sét, dầu mỡ, chất bẩn được loại bỏ để bề mặt vật liệu đạt yêu cầu tốt nhất.
Chúng ta có thể sử dụng phương pháp xử lý bề mặt bằng hóa chất chuyên dụng chứa trong các hệ thống bể tẩy dầu mỡ, bể tẩy gỉ sét, bể nước, bể định hình bề mặt, bể photphat hóa bề mặt hay bể thụ động hóa sản phẩm.
Vật liệu sơn được phân chia và đưa vào lưới thép không gỉ để nhúng vào bể xử lý bề mặt. Thời gian ngâm sản phẩm tùy thuộc vào chất liệu của vật liệu sơn.
Sản phẩm sau khi xử lý bề mặt sẽ đưa vào lò sấy khô ở nhiệt độ tối đa là 120oC trong 10 - 15 phút. Sản phẩm sau khi xử lý cần để nơi khô, thoáng, không bị nước nhiễm vào.
Bước 3: Phun sơn tĩnh điện
Tại buồng sơn xảy ra quá trình phun sơn tĩnh điện. Bộ phận này đảm bảo sơn không phát tán ra không khí và giúp thu hồi lượng bột sơn dư để tái sử dụng.
Buồng phun sơn có 2 loại dành cho 1 súng phun và loại dành cho 2 súng phun. Khi phun sơn, tất cả các sản phẩm được máy nén khí xịt sạch bề mặt. Khi sơn, tay súng sơn vuông góc với vật cần sơn. Khoảng cách từ tay súng tới vật cần sơn là khoảng 10 - 15cm đối với phun tay hoặc từ 20 - 25cm đối với súng phun tự động.
Bước 4: Sấy sơn
Sản phẩm sau khi phun sơn được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 180oC - 200oC trong 10 phút. Lò sấy có nguồn nhiệt từ tia hồng ngoại hoặc burner có nguyên liệu đốt khí gas.
Bước 5: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm
Sau khi hoàn thành quá trình sấy khô, chúng ta cần kiểm tra thành phẩm trước khi đóng gói. Như vậy đã hoàn tất quá trình sơn tĩnh điện để tạo ra thành phẩm đẹp mắt, độ bền bỉ cao.
Trên đây là những thông tin về chủ đề sơn tĩnh điện là gì, ưu nhược điểm và ứng dụng của sơn tĩnh điện. Hy vọng những chia sẻ này giúp quý khách hiểu rõ hơn về công nghệ này. Nội thất Sento là đơn vị cung cấp các sản phẩm tủ sắt sơn tĩnh điện - tủ giày thép sơn tĩnh điện cao cấp với tuổi thọ lâu dài. Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm sơn tĩnh điện, hãy liên hệ Sento theo thông tin sau:
LIÊN HỆ VỚI SENTO
- Địa chỉ: Kim Chung - Hoài Đức
- Số điện thoại: 0963559655 - 0964439388
- Facebook: facebook.com/tusatchinhhang
- Website: noithatsento.com
Xem thêm : Tủ locker 6 ngăn sơn tĩnh điện chất lượng 2022
Viết bình luận của bạn