Văn phòng mở là gì? Ưu điểm và cách bố trí khoa học

Nguyễn Đông 08/11/2022

Ngày nay văn phòng mở trở thành xu hướng thiết kế được nhiều doanh nghiệp hướng tới. Nhưng văn phòng mở là gì? Các bố trí nơi làm việc kiểu này mang lại lợi ích như thế nào cho công việc và nhân viên? Nếu đây cũng là câu hỏi bạn đang tìm kiếm câu trả lời. Hãy để Nội thất SENTO giúp bạn tìm ra lời giải đáp với những chia sẻ sau đây. 

Văn phòng mở

Văn phòng mở là gì?

Văn phòng mở hay còn có tên gọi là Open Plan Office. Đây là mô hình văn phòng làm việc không có vách ngăn, hoặc vách ngăn không quá cao và không kiên cố. Như vậy tập thể nhân viên sẽ cùng làm việc, hoạt động trong một không gian chung rộng lớn. 

Ngoài cái tên Open Plan Office phổ biến, văn phòng kiểu mở còn có một số tên gọi khác như: Open Space, Co-working Space… 

Đặc điểm của không gian văn phòng mở

Thiết kế phòng làm việc theo xu hướng mở cần đạt được những đặc điểm sau đây: 

Tối ưu không gian

Không gian mở trong văn phòng là thiết kế gần như tận dụng toàn bộ diện tích để làm việc và hoạt động trong đơn vị. 

Văn phòng mở

Hạn chế các vách ngăn

Chỉ một vài phòng ban đặc biệt, quan trọng mới được phân chia vách ngăn trong văn phòng kiểu mở. Cụ thể như phòng họp, phòng tài chính kế toán… để đảm bảo tính chuyên nghiệp, bảo mật của doanh nghiệp. 

Giảm số lượng văn phòng riêng

Vách ngăn, tường cố định, cửa ra vào… tất cả những hạ tầng này sẽ được loại bỏ hoặc giảm tối đa để tạo nên không gian rộng thoáng. Tập thể văn phòng sẽ cùng hoạt động trong một không gian, hạn chế tối đa các phòng riêng. Tại một số đơn vị, các phòng chức năng như phòng họp, phòng meeting, phòng đón khách hay đối tác sẽ được giữ lại. Tuy nhiên thiết kế vẫn sẽ hài hòa với tổng thể chung đúng với phong cách mở.  

Sử dụng các vách ngăn trong suốt

Các vách ngăn trong suốt bằng các chất liệu như panel, kính… rất được ưa chuộng trong văn phòng thiết kế phong cách mở. Với đặc điểm riêng về mặt chất liệu, loại vách ngăn này đảm bảo tốt chức năng ngăn chia không gian để tạo độ riêng tư cho từng phòng ban. Nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng trong văn phòng làm việc kiểu mở. 

Văn phòng mở

Mang đến không gian trao đổi làm việc tốt

Vì không phân chia không gian nên việc trao đổi, giao tiếp của nhân viên trong văn phòng cũng trở nên thuận tiện hơn. Đây chính là điểm nhiều doanh nghiệp mong muốn xây dựng văn phòng kiểu mở để tăng tương tác và sự kết nối trong nơi làm việc. 

Ưu và nhược điểm điểm của không gian văn phòng mở

Phong cách thiết kế văn phòng kiểu mở cũng có ưu điểm và hạn chế riêng. Chính vì vậy bạn cần hiểu rõ những điều này để cân nhắc có nên chọn phương án thiết kế này hay không. 

Ưu điểm

Doanh nghiệp sẽ tối ưu được chi phí khi chọn thiết kế văn phòng dạng mở. Vì sử dụng không gian chung nên hầu như các phí cho vật liệu, nhân công ngăn phòng đều không cần đến quá nhiều. 

Thiết bị văn phòng, nội thất, tủ tài liệu… cũng sẽ không cần phải trang bị chuyên biệt cho từng phòng ban với số lượng lớn. Thay vào đó doanh nghiệp chỉ cần bố trí những thiết bị quan trọng trong văn phòng dạng mở mà thôi. 

Quản lý nhân sự, giám sát tiến độ trong văn phòng mở được thực hiện dễ dàng hơn với văn phòng kiểu truyền thống. 

Nhờ thiết kế rộng thoáng mà văn phòng kiểu mở tiết kiệm được tối đa chi phí điện năng cho đèn, điều hòa… 

Văn phòng kiểu mở tạo nên một không gian rộng thoáng. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh khu vực làm việc của các phòng ban một các linh hoạt và thuận tiện. 

Đối với nhân viên, làm việc trong văn phòng hiện đại, không gian mở luôn mang đến sự thoải mái và nhiều nguồn cảm hứng. Từ đó nhân viên giảm thiểu được áp lực công việc, sức khỏe và tinh thần nâng cao, kích thích sự sáng tạo để nâng cao hiệu suất công việc. 

Xem thêm: Tủ hồ sơ văn phòng kích thước chuẩn đầy đủ mọi văn phòng

Văn phòng mở

Nhược điểm của không gian mở

Vì không gian mở nên tính riêng tư và bảo mật thông tin của doanh nghiệp sẽ khó quản lý. Do đó với những phòng ban quan trọng, chủ doanh nghiệp nên có phương án riêng phù hợp. 

Tương tự như nhược điểm trên, đối với nhân viên sự riêng tư khi làm việc trong không gian mở cũng hạn chế. Hầu như mọi hoạt động trên màn hình máy tính, đi lại… đều có thể dễ dàng bị nhìn thấy. 

Mức độ tập trung cho công việc của nhân viên trong không gian mở rất dễ bị ảnh hưởng. Đối với những ai yêu thích sự yên tĩnh và mong muốn 1 nơi riêng tư để thỏa sức sáng tạo thì văn phòng mở không phải địa điểm lý tưởng. 

Khả năng lây nhiễm bệnh cộng đồng trong môi trường mở cao hơn văn phòng kiểu truyền thống. Đặc biệt với các bệnh lây lan qua đường hô hấp thì khả năng lây truyền vi khuẩn rất lớn. 

Mục đích và lịch sử của không gian văn phòng mở

Sau đây là những chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành của không gian làm việc mở và mục đích của nó theo thời gian. 

Nguồn gốc và lịch sử

Đầu thế kỷ XX, kỹ sư cơ khí Frederick Taylor là người đã khai sáng ra ý tưởng về văn phòng mở. Nguyên nhân là vì ông nhận thấy kiểu văn phòng kín truyền thống tạo nên áp lực tâm lý cho người đi làm. 

Frederick Taylor bắt đầu chuyển đổi văn phòng kiểu truyền thống thành kiểu mở từ nhà máy đặt máy trạm chuyên dụng vào năm 1900. 1939 ông tiếp tục thay đổi bố trí của văn phòng theo kiểu hệ thống cột trắng, bàn làm việc hình bầu dục. 

Đến năm 1950 khái niệm văn phòng làm việc kiểu mở đã được biết đến nhiều hơn và được công chúng đón nhận. 

Năm 1960 văn phòng được Herman Miller chỉnh sửa và hoàn thiện về cơ bản trước khi phổ biến. 

Từ năm 1964 đến năm 1968 một kiến trúc sư làm việc cùng Herman Miller đã chính thức tạo nên văn phòng có tên là văn phòng hành động. Và không ngừng hoàn thiện để tối ưu chi phí và đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Từ thập niên 1990 cho đến nay, văn phòng kiểu mở đã được áp dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp. 


Văn phòng mở

Mục đích

Tạo cơ hội để nhân viên giao tiếp lẫn nhau là mục đích đầu tiên khi văn phòng kiểu mở ra đời. 

Nhờ kiểu văn phòng này mà doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều loại chi phí như: hạ tầng xây dựng, năng lượng tiêu thụ, thiết bị giám sát quản lý…

Không gian mở tại văn phòng góp phần nâng cao năng suất làm việc, tăng hiệu quả và tạo được sự thoải mái cho nhân viên. 

Văn phòng mở phù hợp với công việc gì?

Văn phòng theo mô hình mở thích hợp cho những doanh nghiệp hoạt động agency, sáng tạo nghệ thuật hay công nghệ điện tử. Mô hình này cũng vô cùng lý tưởng để tối ưu không gian cho những mặt bằng có diện tích hạn chế. 

Văn phòng mở

Những cách bố trí văn phòng mở khoa học

Để bố trí văn phòng mô hình mở một cách khoa học và thẩm mỹ, bạn không nên bỏ qua những thông tin này: 

Chọn nội thất trong văn phòng kiểu mở thống nhất với nhau về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu. Thông thường các doanh nghiệp sẽ chọn bàn ghế kiểu đơn giản, màu sắc trẻ trung và tính ứng dụng cao. 

Sắp xếp vị trí cho các chức vụ chủ chốt trong doanh nghiệp ở nơi thích hợp. Quản lý nên ngồi ở vị trí có thể nhìn được bao quát để theo dõi tiến độ công việc chung. 

Thiết bị sử dụng chung trong không gian mở tại văn phòng cũng hết sức lưu ý. Bạn nên chọn nơi thuận tiện cho các nhân viên khi sử dụng. Đồng thời nên tránh đặt quá gần nhân viên, sẽ bị khó chịu bởi tiếng ồn và nhiệt lượng từ thiết bị. 

Xem thêm: Tủ locker thẩm mỹ đa dạng mẫu mã chất lượng 2022

Văn phòng mở

Mẫu văn phòng mở đẹp mắt phổ biến 2022

Dưới đây là hình ảnh một số mẫu văn phòng kiểu mở đẹp mắt để bạn tham khảo thêm:  

Mẫu văn phòng mở đẹp mắt tốt nhất 2022

Mẫu văn phòng mở đẹp mắt tốt nhất 2022

Mẫu văn phòng mở đẹp mắt tốt nhất 2022

Mẫu văn phòng mở đẹp mắt tốt nhất 2022

Mẫu văn phòng mở đẹp mắt tốt nhất 2022

Mẫu văn phòng mở đẹp mắt tốt nhất 2022

Bạn vừa cùng SENTO tìm hiểu văn phòng mở là gì, ưu điểm và hạn chế của phong cách văn phòng này. Không chỉ có vậy, SENTO cũng gợi ý một số mẫu văn phòng kiểu mở đẹp để bạn tham khảo, có thêm ý tưởng cho mình. Hy vọng những chia sẻ này mang đến nhiều điều hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên nếu cần hỗ trợ, tư vấn tủ văn phòng, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay hôm nay. 

LIÊN HỆ VỚI SENTO
Địa chỉ: Kim Chung - Hoài Đức
Số điện thoại: 0963559655 - 0964439388
Facebook: facebook.com/tusatchinhhang
Website: noithatsento.com

Xem thêm :

Share :

Viết bình luận của bạn